Mục lục

Nếu bạn đang có ý định cho ở nhờ, cho mượn nhà đất thì nên xác lập hợp đồng để hạn chế rủi ro, tranh chấp về sau. Và những lưu ý này được quy định chi tiết tại Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định, việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó.

lưu ý khi cho mượn nhà đất
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.

Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà. Theo đó, nội dung của hợp đồng mượn nhà cần có những điều khoản sau: Quyền và nghĩa vụ của các bên; Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào; Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ; Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.

Ngoài ra, để hợp đồng mượn nhà hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014: Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự; Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh; Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự.

Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở. Nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

( Theo Khánh Diệp / Baoxaydung )

Link gốc: https://baoxaydung.com.vn/nhung-luu-y-can-biet-khi-cho-muon-nha-321181.html